Cảng Dung Quất Quảng Ngãi hiện đang là một trong số những cảng biển có vị trí chiến lược và đóng vai trò to lớn cho hoạt động sản xuất của nước ta. Những bến cảng thuộc cảng Dung Quất chính là những nơi được đánh giá rất cao. Sau đây là thông tin chi tiết về các bến cảng thuộc cảng Dung Quất đã được quy định.
Thông tin những bến cảng ở cảng Dung Quất Quảng Ngãi
Bến cảng Sa Kỳ – Dung Quất – Quảng Ngãi
Một trong những bến cảng của cảng Dung Quất không thể không kể đến bến cảng Sa Kỳ. Bến cảng này có vị trí đặc biệt quan trọng khi nó nối liền đất liền ra đảo Lý Sơn, nó nằm ở cuối quốc lộ 24B và dần với huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Bến cảng Sa Kỳ có có chiều dài 106m và diện tích xấp xỉ 7.500 m2.
Bến Cảng Sa Kỳ là nơi quan trọng để người dân khai thác cảng, vận chuyển người và hàng hóa và đảm bảo an ninh quốc phòng, nêu cao chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc. Để đi ra đảo Lý Sơn bạn bắt buộc phải đi qua bến cảng Sa Kỳ.
Bến cảng Doosan – Dung Quất – Quảng Ngãi
Ở cảng Dung Quất Quảng Ngãi còn có bến cảng Doosan – Dung Quất. Bến cảng Doosan được khai thác bởi công ty TNHH công nghiệp nặng DOOSAN VINA. Bến cảng Doosan- Dung Quất nằm ở khu kinh tế Dung Quất, thuộc xã Bình Thuận, Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và thuộc vịnh Dung Quất.
Bến cảng Doosan Dung Quất có một vai trò to lớn trong việc chuyên vận chuyển hàng rời và quặng. Mọi hoạt động của bến cảng Doosan Dung Quất đều thuộc quyền quản lý của cảng Hàng hải Quảng Ngãi và là bến cảng số 1, có chiều dài 240 mét, có thể đón tàu kích thước tối đa 90 nghìn DWT.
Bến cảng PTSC Dung Quất Quảng Ngãi
Bến cảng PTSC Dung Quất Quảng Ngãi hiện đang là trái tim của cảng Dung Quất khi nó hiện đang quản lý 8 Cảng nhỏ tại nhiều nơi từ Bắc đến Nam của Tổ Quốc như Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hải Phòng… Bến cảng PTSC vô cùng hiện đại với dàn cơ sở vật chất như văn phòng, phương tiện vận chuyển.
Không chỉ vậy, nó còn được biết đến là nơi để con người xuất nhập khẩu các nguyên vật liệu, máy móc, hàng hóa của các nhà đầu tư cũng như khu kinh tế thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi với số lượng hàng hóa khoảng 0.6 triệu tấn và trung bình mỗi năm có tới 150 tàu vào bến.
Bến cảng Gemadept Dung Quất Quảng Ngãi
Nằm trong chuỗi những bến cảng của cảng Dung Quất Quảng Ngãi không thể không kể đến Gemadept – nằm ở khu công nghiệp Dung Quất nên được coi là cửa ngõ giao thương cho khu kinh tế Dung Quất và miền Trung. Cảng có vị trí vô cùng thuận lợi khi nó là nơi giao thoa giữa các tuyến đường trọng điểm như QL1A, đường sắt Bắc Nam, đường cao tốc, đường nối với ba nước Lào, Thái Lan và Campuchia.
Bến cảng Gemadept Dung Quất Quảng Ngãi là nơi trung chuyển hàng hóa đến nhiều nơi trên đất nước Việt Nam và các nước khác trên thế giới và được trang bị rất nhiều loại máy móc hiện đại để giúp cho việc lưu kho bãi, tháo dỡ các loại hàng hóa.
Như vậy nhìn chung thì bến cảng Gemadept là một thế mạnh của Dung Quất khi có vị trí địa lý đắc địa, có khả năng đón những tàu lớn 70.000DWT, nhiều máy móc hiện đại và có những nhân viên tài giỏi, có kinh nghiệm.
Bến xuất sản phẩm Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Bến cảng sản phẩm Nhà máy lọc dầu Dung Quất có vị trí địa lý nằm ở khu kinh tế Dung Quất, nằm ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Bến có diện tích xấp xỉ 956 ha nếu tính cả 140 ha chuẩn bị mở rộng, với 485 ha ở đất liền và 471 ha trên biển. Bến cảng này là nơi để chế biến dầu thô với khối lượng 5,5 triệu tấn mỗi năm, tức là khoảng 148 nghìn thùng trong ngày. Dự kiến sau khi mở rộng thì bến có thể sản xuất được 8,5 triệu tấn dầu hàng năm, khoảng 192 nghìn thùng trong ngày.
Bến cảng Tổng hợp Hào Hưng Dung Quất Quảng Ngãi
Bến cảng Tổng hợp Hào Hưng thuộc cảng Dung Quất Quảng Ngãi thuộc sự khai thác của công ty tnhh một thành viên Hào Hưng, Quảng Ngãi. Về vị trí địa lý thì bến cảng Hào Hưng nằm ở xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Bến cảng có vai trò vô cùng quan trọng khi nó là nơi xuất khẩu hàng rời, hàng khô… và thuộc quyền quản lý của cảng hàng hải tỉnh Quảng Ngãi.
Trên đây là thông tin tổng quát về những bến cảng ở cảng Dung Quất Quảng Ngãi. Hy vọng rằng qua đây bạn sẽ hiểu hơn về vai trò của những bến cảng này trong hoạt động kinh tế và sự phát triển của bến cảng Dung Quất nói riêng và Việt Nam nói chung.