Cũng như toàn bộ dải đất miền Trung, kéo dài từ Quảng Bình cho đến Bình Thuận hiện nay thì địa phận Quảng Ngãi từng thuộc lãnh thổ của vương quốc Champa xưa.
Lần đầu tiên vùng đất Quảng Ngãi ngày nay thuộc về người Việt là từ đầu thế kỷ 15, hoàng đế nước Đại Ngu là Hồ Quý Ly đã phái quân chinh phạt Champa, các lãnh thổ của Chiêm Động (nay là phía nam của tỉnh Quảng Nam) và Cổ Lũy Động (tương ứng với tỉnh Quảng Ngãi ngày nay) lần lượt sáp nhập vào nước Việt, lúc này mang quốc hiệu Đại Ngu (Ngu ở đây nghĩa là “sự yên vui, hòa bình”).
Sau đó là Bạt Đạt Gia, Hắc Bạch (nam Quảng Ngãi, bắc Bình Định) và Sa Lý Nha (tức Sa Huỳnh) cũng thuộc về nhà Hồ từ năm 1400 đến 1403. Từ lúc này, toàn bộ đất đai tại Indrapura và Amaravati của Champa (tương ứng với Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và Quảng Ngãi ngày nay) thành lãnh thổ Đại Ngu.
Vua Hồ Quý Ly cho thiết lập các Châu Thăng, Hoa (Chiêm Động), Tư, Nghĩa (Cổ Lũy Động) thuộc lộ Thăng Hoa; phong Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa; Chế Ma Nô Đà Nan (người Chăm) làm Cổ Lũy huyện thượng hầu, trấn giữ châu Tư, châu Nghĩa. Đồng thời nhà Hồ cũng tổ chức di dân người Việt từ phía Bắc vào lộ Thăng Hoa sinh sống. Người Việt có mặt ở vùng đấy này từ đó.
Chỉ khi nhà Hồ bị nhà Minh dẹp, từ 1407 đến 1427, vương quốc Champa mới phục hồi lại sức mạnh quân sự và lấy lại được những vùng đất đã mất dưới tay nhà Hồ.
Năm 1428, Lê Lợi giành được độc lập từ nhà Minh, lập ra triều đại Hậu Lê, phục hồi quốc hiệu Đại Việt.
Năm 1470, vua Champa là Bàn La Trà Toàn đánh úp Châu Hóa (nay là Thừa Thiên- Huế). Vua Lê Thánh Tông xuống chiếu thân chinh đánh Chămpa để thu phục các vùng đất cũ.
Năm 1471, Đại Việt lấy lại các châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, chiếm kinh đô Chà Bàn (nay thuộc tỉnh Bình Định) của Vương quốc Champa. Tháng 6 âm lịch trong cùng năm, vua Lê cho thiết lập đạo thừa tuyên Quảng Nam (bao gồm các tỉnh ngày nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng). Thừa tuyên Quảng Nam bao gồm 3 phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhân. Phủ Tư Nghĩa nay chính là tỉnh Quảng Ngãi.
Một số hình ảnh Quảng Ngãi thời Pháp thuộc:
Hình ảnh thập niên 1920:
Guồng nước xưa
–
–
Cổng thành ở Quảng Ngãi thập niên 1920. Thành đã bị san bằng vào thập niên 1940 vì chính sách tiêu thổ của Việt Minh
–
Đướng cái quan (nay là QL1) từ Bình Định đi Quảng Ngãi
–
Trường làng Phú Nhơn, huyện Sơn Tịnh (nay thuộc phường Trương Quang Trọng, thành phố Quảng Ngãi), tỉnh Quảng Ngãi
–
Bệnh viện Quảng Ngãi – Phòng phẫu thuật
–
Bệnh viện Quảng Ngãi
–
Một đường phố ở tỉnh lỵ Quảng Ngãi thập niên 1920
–
Một số hình ảnh khác từ thập niên 1930 về sau:
Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương thì từ 1/11/1954 đến 30/4/1975, tỉnh Quảng Ngãi thuộc quản lý của VNCH.
Hình ảnh thị xã Quảng Ngãi xưa:
Một số hình ảnh của Đức Phổ – Quảng Ngãi thời thập niên 1960:
Đường Phan Bội Châu ở Đức Phổ năm 1967
–
Rửa xe dưới ruộng ở Đức Phổ năm 1967
Trường tiểu học Phổ Bình ở Đức Phổ
–
Trường trung học Phổ Bình – Đức Phổ
–
Núi Dàng ở Đức Phổ
–
Phi trường Đức Phổ nhìn từ núi Dàng
–
Nhà thờ Trà Câu ở Đức Phổ
–
–
Một số hình ảnh Trà Bồng thập niên 1960:
Hình ảnh Sơn Tịnh thập niên 1960:
Sơn Tịnh – Quảng Ngãi 1971
–
Chợ Sơn Tịnh năm 1971
–
Chợ Sơn Tịnh năm 1971
Một số hình ảnh làng quê ở Quảng Ngãi xưa:
Quãng Ngãi 1967 – Đường đi Chu Lai
–
Quảng Ngãi 1967
–
Một căn nhà tranh vách đất ở vùng quê Quảng Ngãi 1967
–
Ngày 24 tháng 3 năm 1975, tỉnh lỵ Quảng Ngãi và các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ thuộc về MTGPMNVN.
Ngày 20/9/1975, sáp nhập 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định thành tỉnh Nghĩa Bình, đồng thời thị xã Quảng Ngãi hợp nhất với huyện Tư Nghĩa thành thị xã Quảng Nghĩa.
Ngày 30/6/1989, tỉnh Nghĩa Bình lại được tách ra như cũ thành hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi.
Những hình ảnh khác của Quảng Ngãi xưa, thời thập niên 1960-1970:
Một ngôi trường tiểu học ở Quảng Ngãi
–
Sân bay dân sự ở Quảng Ngãi 1970
–
Đông Kha – chuyenxua.net
Trước năm 1975, tỉnh Quảng Ngãi là khu vực rất phức tạp ở miền Trung, hình thành vùng đất gọi vui là “vùng xôi đậu”, để chỉ những vùng mà ban ngày là của bên QG kiểm soát, ban đêm là lính VC về.
Hình ảnh những người đàn bà đội nón lá & buổi họp chợ Sơn Tịnh xưa (1971)
Quảng Ngãi 1972
Đường phố & những phương tiện di chuyển xưa
Quảng Ngãi 1967
Quảng Ngãi 1967 – đường đi Chu Lai
Xe đò Quảng Ngãi – Tam Kỳ – Đà nẵng (1972)
Hình ảnh nhìn từ trên cao tựa như một bức tranh đẹp
Cánh đồng lúa vàng & lũy tre làng
Đức Phổ – Quảng Ngãi 1967
Quảng Ngãi 1967
Trà Bồng
Hình ảnh lò gạch xưa
Nhà tranh vách đất & những hàng cao trước sân
Quảng Ngãi 1967
Cảnh trường học xưa
Học trò xưa
Đường Phan Bội Châu – Đức Phổ (1967)
Đức Phổ 1967
Đức Phổ 1967
Trà Bồng