Lũ lụt ở Quảng Ngãi mỗi năm đã để lại nhiều hậu quả nặng nề. Nhiều ngôi nhà bị hư hỏng, hàng chục ha lúa cũng bị cuốn trôi; nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở; trường học, trạm y tế, công trình nước sạch, nhà cửa bị ngập, vùi lấp, hư hỏng; nhiều gia súc, gia cầm bị chết và một số công trình thủy lợi, hệ thống kênh mương bị hư hỏng nặng nề. Vậy hôm nay hãy cùng chúng mình tìm hiểu đặc điểm thiên tai của tỉnh Quảng Ngãi nhé.
Những lưu ý cần thiết để phòng tránh lũ lụt ở Quảng Ngãi
Đặc điểm thiên nhiên của tỉnh Quảng Ngãi
Quảng Ngãi là một tỉnh duyên hải miền Trung với 13 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: 01 thành phố, 01 thị xã, 05 huyện đồng bằng, 05 huyện miền núi và 01 huyện đảo; tổng số 184 xã, phường, thị trấn. Trong đó:
- Có 04 huyện, thị xã, thành phố đồng bằng đều tiếp giáp với biển, cùng với tổng chiều dài bờ biển khoảng 130km, vừa có một tiềm năng to lớn về kinh tế biển nhưng cũng vừa tiềm ẩn mối nguy cơ do sóng dữ và xâm thực gây nên tình trạng sạt lở ở ven bờ.
- Diện tích 05 huyện miền núi của tỉnh chiếm đến 62% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trên một số vùng do biến động địa chất còn xảy ra sạt lở và tiềm ẩn nguy cơ sạt lở do đó ảnh hưởng tới tâm lý, đời sống sinh hoạt cũng như tính mạng và tài sản của người dân.
- Đặc biệt, ở tỉnh có huyện đảo Lý Sơn nằm cách đất liền khoảng 15 hải lý về hướng Đông Bắc. Đây là một địa điểm hết sức nhạy cảm với thiên tai trên biển như: áp thấp nhiệt đới, bão, gió mạnh, hạn hán và nguy cơ rủi ro cao về sóng thần. Vì vậy, Lý Sơn cũng là địa bàn thường xuyên bị cô lập khi có thiên tai xảy ra.
- Mạng lưới sông suối phân bố tương đối dày và khá đồng đều trên địa bàn của tỉnh. Với 04 con sông lớn, điều đó đã tác động nhiều đến đời sống và sự phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, các sông này có độ dốc tương đối lớn cùng với thời gian tập trung nước nhanh, dòng cũng chảy mạnh nên lũ, lụt, sạt lở thường xuyên do đó lũ lụt ở Quảng Ngãi xảy ra thường xuyên.
Những cách định loại hình thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra tại địa phương
Các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra ở Quảng Ngãi:
- Bão và áp thấp nhiệt đới: có tần suất xuất hiện trung bình: 0.28 cơn/năm; thời gian xuất hiện phổ biến từ tháng 5 đến tháng 12; Cường độ bão xuất hiện nhiều từ cấp 9 đến cấp 12.
- Lũ, ngập lụt với tần suất xuất hiện trung bình: Từ 5 – 7 đợt lũ/năm
- Lũ quét: xuất hiện ở các huyện miền núi của tỉnh gồm: Sơn Hà, Tây Trà, Trà Bồng, Sơn Tây, Minh Long, Ba Tơ là những nơi có nguy cơ xảy ra lũ quét cao.
- Sạt lở bờ sông, bờ biển: Diễn ra khá phức tạp, xảy ra hầu hết trên tất cả các con sông, suối, bờ biển với tốc độ sạt lở bình quân từ 5 – 10m/năm và có những vùng lên đến hơn 30m/năm.
- Sạt lở núi xảy ra hầu hết trên tất cả các huyện miền núi, đến nay có 75 điểm có nguy cơ sạt lở núi, phân bố ở các huyện như: Tây Trà, Minh Long, Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Hà và Sơn Tây.
- Gió mùa Đông Bắc: thường ảnh hưởng đến thời tiết Quảng Ngãi từ tháng 10 năm trước cho đến tháng 3 năm sau. Trung bình hàng năm có đến 14 đến 15 đợt gió mùa Đông Bắc gây ảnh hưởng lớn đến địa bàn tỉnh
Ngoài ra, còn có một số loại hình thiên tai khác thường xuất hiện trên địa bàn tỉnh gây ra lũ lụt ở Quảng Ngãi như: nước biển dâng, mưa đá, sương mù, hạn hán, xâm nhập mặn, sương muối, gió Tây Nam, rét đậm, rét hại, gió mạnh trên biển,… đồng thời tiềm ẩn nguy cơ động đất, sóng thần.
Những con số thể hiện hậu quả mà lũ lụt ở Quảng Ngãi gây ra
Theo UBND ở tỉnh Quảng Ngãi cho biết thiệt hại nặng nhất là nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng, cùng các công trình phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân, các tuyến đê biển, công trình công cộng thiết yếu, sông bảo vệ các khu dân cư.
Cụ thể, trong toàn tỉnh có đến 13 người bị thương, có 325 ngôi nhà bị thiệt hại hoàn toàn, hơn 140 nghìn ngôi nhà bị tốc mái và hư hỏng. Ngoài ra, có đến 450 trường học, 70 cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, 105 nhà văn hóa thôn, xã bị tốc mái, hư hỏng; nhiều tuyến đường giao thông cùng hệ thống kênh mương thủy lợi bị sạt lở…
Để khắc phục hậu quả mà cơn bão, chính quyền các cấp trong tỉnh phối hợp cùng với đoàn thể, các đơn vị liên quan đã huy động được tổng lực khẩn trương giúp người dân sửa chữa những ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng, tập trung khôi phục lại hệ thống lưới điện, hệ thống nước sinh hoạt và thu dọn vệ sinh môi trường. Cùng với công nhân ngành điện cùng công nhân vệ sinh môi trường và các lực lượng tình nguyện làm việc cật lực nên hiện công tác vệ sinh cây xanh ngã đổ trên tuyến phố ở TP Quảng Ngãi đã cơ bản được hoàn tất và hơn 80% hộ gia đình ở TP Quảng Ngãi có nước sinh hoạt.
Hi vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu được vì sao Quảng Ngãi thường xuyên xảy ra lũ lụt. Quả thật lũ lụt ở Quảng Ngãi đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Chúng ta cũng có thể sử dụng các biện pháp phòng chống lũ để giảm thiểu tối đa thiệt hại do lũ gây ra.