Top 10 mốc lịch sử Quảng Ngãi cần ghi nhớ

Trải qua quá trình hình thành và phát triển cho đến nay, Quảng Ngãi được biết với bề dày lịch sử, văn hóa đồ sộ. Lịch sử Quảng Ngãi là một chặng đường dài gắn liền với quá trình hình thành từ thời phong kiến, đến chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc và quá trình phát triển hội nhập. Sau đây hãy cùng tìm hiểu qua 10 mốc lịch sử Quảng Ngãi cần ghi nhớ nhé!

Sơ lược về tỉnh Quảng Ngãi 

Quảng Ngãi được biết đến là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Tính về khoảng cách địa lý, tỉnh này cách Thành phố Hồ Chí Minh 820 km về hướng Nam, cách Thành phố Đà Nẵng 146 km về hướng Bắc và cách Hà Nội 908 km về hướng Bắc tính theo đường Quốc Lộ 1A.

Quảng Ngãi sở hữu địa hình tương đối phức tạp bao gồm: địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển, đồi xen kẽ đồng bằng… Là vùng ven biển nên Quảng Ngãi có khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ cao và ít biến động. 

10 mốc lịch sử Quảng Ngãi mà chúng ta cần ghi nhớ

Năm 1602 lần đầu tiên tên gọi Quảng Ngãi xuất hiện 

Về lịch sử Quảng Ngãi thì vào những năm 1471, quân Đại Việt lấy lại Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, chiếm kinh đô Chà Bàn (nay thuộc tỉnh Bình Định) thuộc Chămpa cũ. Sau đó, thiết lập đạo thừa tuyên Quảng Nam (nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng). Đạo thừa tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhân, mà trong đó tỉnh Quảng Ngãi thuộc phủ Tư Nghĩa.

Năm 1602, trong quá trình đổi tên các dinh phủ của thời nhà Lê thì lần đầu tiên danh xưng Quảng Nghĩa (Ngãi) được xuất hiện với tên gọi là “phủ Quảng Nghĩa” nay là tỉnh Quảng Ngãi. 

Đọc Thêm:  10+ địa chỉ cửa hàng thế giới di động Quảng Ngãi

Những cuộc khởi nghĩa – khởi đầu kháng chiến chống Pháp

Nhắc đến lịch sử Quảng Ngãi không thể không nhắc đến một thời kỳ hào hùng suốt chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954). Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, quân và dân Quảng Ngãi cùng với đồng bào cả nước đã ra sức xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng hậu phương, bảo vệ vùng tự do kháng chiến chống thực dân Pháp. 

Bước vào thời kỳ đầu chống Pháp, Quảng Ngãi được sử sách đề danh với câu chuyện về người chỉ huy cao cấp đầu tiên của triều đình Huế – Hộ đốc Võ Duy Ninh tử tiết vì thành Gia Định (1859). Tiếp sau đó liên tiếp với hoạt động chống Pháp nổi bật của Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định; nơi khởi đầu của phong trào khởi nghĩa Cần Vương chống Pháp đầu tiên ở Nam Trung Kỳ…

Cuộc cách mạng tháng 8/1945

Sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi thành lập thì phong trào kháng chiến ngày càng phát triển mạnh mẽ. Và trong cuộc kháng chiến Pháp, tỉnh Quảng Ngãi giữ vai trò quan trọng là thủ phủ, là cái nôi của Liên khu 5 – Nam Trung Bộ kháng chiến. Góp nên những trang sử vàng trong Cách mạng tháng Tám, ngày 14/8/1945 tỉnh Quảng Ngãi chính thực hiện cuộc Tổng khởi nghĩa sớm so với cả nước. 

Khởi nghĩa Trà Bồng miền Tây Quảng Ngãi (tháng 8/1959).

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), quân và dân tỉnh Quảng Ngãi đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, bền chí cùng với cả nước đánh đuổi giặc Mỹ, thống nhất đất nước. Trong chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” của Mỹ, lịch sử Quảng Ngãi đánh dấu bởi thắng lợi tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi (tháng 8/1959). 

Đây được xem là cuộc khởi nghĩa vũ trang sớm nhất ở miền Nam vào thời điểm đó. Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đã mở ra một vùng căn cứ giải phóng rộng lớn ở miền Tây Quảng Ngãi kéo dài từ Nam Trà My, Quảng Nam đến Bắc An Lão, Bình Định.

Cuộc chiến thắng lẫy lừng Ba Gia (tháng 5/1965)

Chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ, quân và dân Quảng Ngãi ghi mốc son lịch sử của dân tộc Việt Nam với chiến thắng Ba Gia oanh liệt vào ngày 31/5/1965. Trong mốc son này, quân và dân Quảng Ngãi đã phối hợp chặt chẽ với với lực lượng vũ trang Quân khu V làm cho Mỹ thất bại hoàn toàn trong chiến lược của chính họ.

Đọc Thêm:  Mắt màu hổ phách là màu gì? Đôi mắt hổ phách có ý nghĩa gì?

Chiến thắng Vạn Tường (8/1965)

Tiếp nối những chiến công, Quảng Ngãi tiếp tục giành thắng lợi trong “vành đai diệt Mỹ”, tiếp đó là chiến thắng Vạn Tường ngày 18/8/1965. Chiến thắng này đã đánh bại lực lượng thủy quân lục chiến tinh nhuệ, biểu tượng của cái gọi là “sức mạnh Hoa Kỳ”. Đây cũng là một trong những trang sử nổi bật của tỉnh trong chống chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ. 

Vụ thảm sát Sơn Mỹ (3/1968)

Hào hùng là thế, tuy nhiên ẩn sau đó người dân Quảng Ngãi cũng chịu nhiều đau thương mất mát. Và có lẽ lịch sử Quảng Ngãi nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ không bao giờ quên những hình ảnh, những câu chuyện quặn thắt lòng trong vụ thảm sát Sơn Mỹ 16/3/1968. Vụ thảm sát này được xem là một tội ác chiến tranh của Lục quân Hoa Kỳ, làm chấn động dư luận thế giới. 

Tại vụ thảm sát này, binh lính Mỹ đã xả súng hàng loạt vào người dân thường vô tội, trong đó nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em. Trước khi bị sát hại, đã có nhiều người bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể. 

Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” năm 1972

Lịch sử Quảng Ngãi đã ghi dấu trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” bằng sự kiên trì bám trụ, chịu đựng huy sinh gian khổ vừa chiến đấu, vừa củng cố và phát triển thực lực cách mạng với khẩu hiệu “Một tấc không đi, một ly không rời”. 

Cùng với chiến trường toàn miền Nam, quân và dân Quảng Ngãi mở cuộc tiến công chiến lược trên địa bàn tỉnh năm 1972. Với tinh thần chiến đấu ngoan cường, quân và dân Quảng Ngãi đã cùng quân và dân toàn miền Nam đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mỹ – ngụy phải ký Hiệp định Pari, rút hết quân Mỹ, quân chư hầu về nước.

Giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (3/1975)

Theo chỉ thị của cấp trên thực hiện giải phóng miền Nam, Đảng bộ và nhân dân Quảng Ngãi đã nắm chắc và triển khai thực hiện phương châm “hai chân, ba mũi” giáp công, chủ động tiến công địch, giải phóng tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 24/3/1975.

Đọc Thêm:  Top những hãng taxi Quảng Ngãi uy tín nhất

Quân và dân Quảng Ngãi cũng góp sức người, sức của cùng cả nước giành thắng lợi trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Tỉnh Nghĩa Bình và tái lập tỉnh Quảng Ngãi

Sau ngày đất nước thống nhất, tháng 9/1975, thực hiện theo Nghị quyết số 245/NQ-TW của BCH Trung ương Đảng về việc bãi bỏ cấp khu, hợp nhất các tỉnh, do đó hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình. 

Đến tháng 6/1989 Quốc hội ra Nghị quyết chia tỉnh Nghĩa Bình thành hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi, lúc này tỉnh Quảng Ngãi chính thức được tái lập.

Quảng Ngãi trên đường phát triển hội nhập

Chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại, lịch sử Quảng Ngãi bước trang một trang mới. Đảng bộ và nhân dân đã ra sức đồng lòng khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục phát triển sản xuất cùng cả nước vươn lên. 

Sau chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc, quân dân Quảng Ngãi còn thể hiện tinh thần quốc tế cao đẹp, tham gia chiến đấu ở biên giới Tây Nam Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi vụ diệt chủng Khmer Đỏ.

Năm 2019 đánh dấu một mốc son sau 30 năm tái lập tỉnh (1989 – 2019) Quảng Ngãi đã có những bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc. Từ một tỉnh nghèo, thuần nông, Quảng Ngãi đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang: công nghiệp – xây dựng; thương mại – dịch vụ; nông – lâm nghiệp – thủy sản. Quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc tế được mở rộng, đưa kinh tế – xã hội phát triển, đời sống người dân ngày càng đi lên.

Kết lời

Lịch sử Quảng Ngãi đã ghi dấu những chiến công oanh liệt, những mốc son quan trọng góp phần cho quá trình giải phóng , bảo vệ và phát triển đất nước. Từ giai đoạn phong kiến cho đến giai đoạn hội nhập hiện nay, Quảng Ngãi đã chứng minh một điều dù là tỉnh nghèo ven biển còn nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm nỗ lực, tỉnh nhà đã vượt gian khó, không ngừng vươn lên phát triển. 

Bài viết liên quan