Nhật thực là gì? Hiện tượng nhật thực xảy ra khi nào?

Thiên hà là một khoảng không gian vô tận, bí mật và rộng lớn chứa đựng vô số bí mật. Suốt hàng ngàn năm qua, con người đã khám phá và chứng kiến được vô số những hiện tượng thiên văn kỳ thú và ấn tượng xảy ra trên Trái đất này, trong đó không thể không kể đến hiện tượng nhật thực. Vậy nhật thực là gì và thế nào là nhật thực mà lại khiến con người thích thú như vậy? Hãy theo dõi hết bài viết dưới đây để biết thêm thông tin hữu ích về hiện tượng này nhé.

Nhật thực là gì?

Ngay sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem hiện tượng nhật thực là gì?

Nhật thực là hiện tượng mà khi đứng từ vị trí quan sát tại Trái Đất sẽ thấy Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn hay một phần bởi Mặt Trăng, nghĩa là bề mặt Trái Đất xảy ra hiện tượng này sẽ bị tối đi vì không còn nhận được ánh sáng từ Mặt Trời. Hiện tượng này chỉ có thể xảy ra khi nhìn từ Trái Đất tại thời điểm trăng non, lúc mà Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất và bóng của Mặt Trăng phủ lên Trái Đất.

Đối với nhật thực toàn phần, đĩa Mặt Trời sẽ bị che khuất hoàn toàn, nghĩa là khu vực trên bề mặt Trái Đất. Còn đối với nhật thực một phần hoặc hình khuyên thì đĩa Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần.

Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?

Hiện tượng nhật thực xảy ra là do nguyên nhân khi Mặt Trăng chuyển động đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời đã tạo nên một đường thẳng hoặc gần thẳng khiến mặt trăng che phủ một phần hay toàn bộ lượng ánh sáng mà Mặt Trời đang chiếu xuống Trái Đất. Các nhà thiên văn học thường gọi sự thẳng hàng này là syzygy.

Hiện tượng nhật thực xảy ra khi nào?

Vậy nhật thực xảy ra khi nào?

Chúng ta chỉ có thể quan sát được nhật thực tại thời điểm Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng hay một đường gần thẳng như đã nói ở trên. Hiện tượng này chỉ xuất hiện ở thời điểm trăng non.

Tuy trăng non là một điều kiện cần có để cho hiện tượng nhật thực có thể xảy ra nhưng không phải lúc nào nhật thực cũng xảy ra ở mọi kỳ trăng non. Nguyên nhân là vì mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng khi quay quanh Trái Đất có nghiêng một góc khoảng 5 độ so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất đang di chuyển quanh Mặt Trời. Vậy nên, hiện tượng nhật thực sẽ chỉ xảy ra khi một trăng non nào đó diễn ra ở gần điểm nút mặt trăng (hay còn gọi là lunar nodes), là những vị trí nơi hai mặt phẳng quỹ đạo này gặp nhau.

Phân loại hiện tượng nhật thực

Bên cạnh việc tò mò nhật thực là gì, mọi người còn thường thắc mắc cách phân loại các hiện tượng nhật thực, vậy có phải hiện thực nào cũng giống nhau không?

Có 2 loại hiện tượng nhật thực mà con người hay được nghe đến đó là nhật thực một phần hay toàn phần. Nhưng trên thực tế còn có một số loại hiện tượng nhật thực khác.

Nhật thực một phần

Nhật thực một phần là hiện tượng diễn ra khi Mặt Trăng chỉ che khuất đi một phần của Mặt Trời đang chiếu xuống Trái Đất, từ đó hình thành nên vùng bóng nửa tối tại các khu vực trên bề mặt Trái Đất đang xảy ra hiện tượng này.

Nhật thực một phần xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng không nằm hoàn toàn trên cùng một đường thẳng mà chỉ gần thẳng. Con người trên Trái Đất có thể quan sát được hiện tượng này ở nhiều nơi, phía bên ngoài đường đi của nhật thực trung tâm. Trong đó, nhật thực trung tâm là thuật ngữ thường được dùng để miêu tả các hiện tượng như nhật thực toàn phần, thực lai hay hình khuyên.

Nhật thực toàn phần

Khác với nhật thực một phần, nhật thực toàn phần là hiện tượng diễn ra khi Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời đang chiếu xuống Trái Đất. Khi đó, các vùng bóng tối và nửa bóng tối sẽ xuất hiện trên các khu vực trên bề mặt Trái Đất.

Con người có thể quan sát hiện tượng này khi đứng trên đường di chuyển của vùng bóng tối mà Mặt Trăng tạo ra khi đang che khuất Mặt Trời. Thời khắc này sẽ xuất hiện khi đĩa vàng của Mặt Trời hoàn toàn bị che khuất đi, bầu trời khi này sẽ tối sầm lại như ban đêm do không có ánh sáng của mặt trời và có thể thấy nhật hoa của Mặt Trời tỏa ra như một vầng hào quang trắng.

Nhật thực thực lai

Đây là hiện tượng hiếm gặp nhất trong các loại nhật thực. Nhật thực lai diễn ra ở thời điểm nhật thực hình khuyên đang chuyển dần thành nhật thực toàn phần. Hiện tượng này quan sát thấy khác nhau như toàn phần hay hình khuyên tùy vào các địa điểm mà con người đang đứng trên Trái Đất

Nhật thực vành khuyên

Đây còn được gọi là hiện tượng nhật thực vành khuyên toàn phần, là hiện tượng chỉ xuất hiện khi Mặt Trăng đang ở quanh viễn điểm của quỹ đạo. Khi đó, Mặt Trăng sẽ che khuất phần trung tâm của Mặt Trời và để lộ ra phần rìa của mặt trời có hình như hình khuyên, bởi vì thế mà nó được gọi là hiện tượng nhật thực vành khuyên.

Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực khác nhau như thế nào?

Khác với nhật thực là xảy ra vào thời điểm Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng nhau, Mặt Trăng ở giữa hai hành tinh còn lại. Thì đối với nguyệt thực, ba hành tinh này cũng nằm đồng thời trên một mặt phẳng nhưng lại hoán đổi vị trí cho nhau, Trái Đất nằm ở giữa. Dân gian còn thường gọi nguyệt thực là hiện tượng gấu ăn mặt trăng vì Trái Đất khi này sẽ nằm giữa, che khuất đi hoàn toàn ánh sáng của Mặt Trời chiếu tới Mặt Trăng.

Không có nhiều loại như nhật thực, hiện tượng nhật thực chỉ có hai loại đó là nguyệt thực một phần và nguyệt thực toàn phần hay còn gọi là mặt trăng máu. Ngoài ra, hiện tượng nhật thực chỉ xuất hiện ở thời điểm ban ngày vào lúc trăng non, khác với nguyệt thực chỉ xuất hiện ở ban đêm vào lúc trăng tròn.

Bên cạnh đó, tuy xuất hiện nhiều lần hơn nguyệt thực nhưng hiện tượng nhật thực lại khó quan sát hơn hiện tượng nguyệt thực. Bởi nhật thực chỉ xảy ra ở một phạm vi hẹp nào đó trên bề mặt Trái Đất nên sẽ hiếm khi nhìn thấy hiện tượng này, điển hình như một vài nơi trên thế giới phải đợi đến 200 đến 300 năm mới được quan sát nhật thực toàn phần. Còn đối với nguyệt thực thì con người lại dễ dàng quan sát hơn khi mà một nửa bề mặt Trái Đất có thể nhìn thấy. Đây chính là điểm khác biệt điển hình để người ta có thể so sánh giữa hiện tượng nhật thực nguyệt thực.

Mỗi năm có bao nhiêu lần hiện tượng nhật thực xảy ra?

Đối với nhật thực, hiện tượng này sẽ xảy ra ít nhất 2 lần hoặc lên tới 5 lần mỗi năm, khác với nguyệt thực khi chỉ xuất hiện khoảng từ 1 đến 2 lần mỗi năm. Theo tính toán của Nasa cho biết, trường hợp nhật thực này xảy ra rất hiếm, nên tính đến thời điểm xảy ra nhật thực 5 lần trong cùng năm 1935 thì con người trên Trái Đất phải đợi đến năm 2206 thì mới lại có thể quan sát hiện tượng nhật thực diễn ra 5 lần trong cùng một năm.

Mỗi lần xuất hiện nhật thực thường kéo dài khoảng từ 5 đến 7 phút và mất trung bình khoảng 375 năm để nhật thực toàn phần có thể lặp lại ở cùng một nơi. Ngoài ra, trong một thế kỷ, con người trên Trái Đất có thể quan sát được trung bình 240 lần xuất hiện hiện tượng nhật thực.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp các bạn hiểu được nhật thực là gì? Hãy thường xuyên truy cập vào website của chúng tôi để có thể biết thêm nhiều kiến thức về các hiện tượng thiên văn thú vị khác nữa nhé!

Bài viết liên quan